có nên chơi xóc đĩa online không-trò chơi tiến lên miền nam online

Hiện nay, Nghị định 98/2018/NĐ-CP không còn đề cập, hướng dẫn việc xem xét thi đua khen thưởng với các công chức biệt phái như Nghị định 91/2017/NĐ-CP lúc trước. Như vậy, việc thi đua khen thưởng đối với công chức biệt phái hiện nay được xử lý theo văn bản nào và nội dung ra sao?

Biệt phái công chức là gì?

Theo Khoản 12 Điều 6 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:

Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

Theo Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về biệt phái công chức như sau:

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái công chức đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

– Thời hạn biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

– Công chức biệt phái phải chấp hành phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.

– Công chức biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.

– Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Như vậy, biệt phái công chức là việc cử công chức của đơn vị này đến đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định có thể lâu hơn.

Xử lý thi đua khen thưởng đối với công chức biệt phái 2024

Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” đối với công chức

Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 24 Luật thi đua khen thưởng 2022 quy định:

– Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đạt các tiêu chuẩn sau đây:

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;

+ Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.

– Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” để tặng cho quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn:

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;

+ Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.

Như vậy, công chức sẽ được khen thưởng danh hiệu “lao động tiên tiến”, “chiến sĩ tiên tiến” hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.

Xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” đối với công chức biệt phái 2024

Việc xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được quy định tại Khoản 4 Điều 24 Luật thi đua khen thưởng 2022 như sau:

Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” cho cá nhân trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

Đồng thời, theo Khoản 5 Điều 1 Thông tư 1/2024/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/4/2024 quy định việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:

– Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”;

– Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”;

Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên thì thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”. 

Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định chung, trong thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cá nhân phải chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, hoàn thành nhiệm vụ học tập, đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên (đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có xếp loại trung bình, khá, giỏi…);

– Đối với cá nhân chuyển công tác hoặc được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ (đối với cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức) hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị mới (đối với cá nhân không phải là cán bộ, công chức, viên chức) thực hiện. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ;

– Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 06 tháng.

Như vậy, công chức biệt phái thì việc xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” sẽ do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (theo từng quy định của bộ, ban, ngành, tỉnh) đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Nếu có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên thì phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ.

Hiện nay có các hình thức tổ chức thi đua nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật thi đua khen thưởng 2022 được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 1/2024/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/04/2024, có 02 hình thức tổ chức thi đua sau:

– Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. 

Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau được chia theo khối thi đua, cụm thi đua.

– Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. 

Chỉ phát động thi đua theo chuyên đề khi đã xác định rõ thời gian mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp cụ thể.

Như vậy, năm 2024 có 02 hình thức tổ chức thi đua khen thưởng là thi đua thường xuyên và thi đua theo chuyên đề.

Xem thêm các quy định mới tại: Thông tư 1/2024/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/4/2024

© Copyright 2023 | Nhà cái tặng tiền . All Rights Reserved | Telegram:@Nhacai8899